Tìm Hiểu Thêm Về Kinh Lạy Cha - phần cuối


D. Trả lời cho người thắc mắc về ý nghĩa của câu ''Lạy Cha chúng con ở trên Trời.''
Có người nói thế nầy: ''Cha Thánh của Dòng nào đó đã lên Thiên Đàng. Vậy, Nhà Dòng thưa với Cha Thánh của mình bằng câu ấy được không?'' Tôi trả lời: Thì Nhà Dòng cứ nêu quý danh Thánh Nhân của mình trong câu ấy. Còn câu mà Chúa Giêsu dạy thì chỉ dùng cho Thiên Chúa Cha của Ngài và của chúng ta mà thôi vì chữ Father được viết hoa. Vả lại, trong bốn câu đầu (5-8) trước Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã nói về Thiên Chúa Cha. Xin lưu ý thêm rằng các Cụ người mình ngày xưa giỏi nhiều thứ tiếng, nhất là La-Hy nên đã dịch thật hay, không chê chỗ nào được. Để chứng minh lý do các Cụ dịch câu đầu sang tiếng Việt thật ngắn gọn, tôi xin phân tích văn phạm trong câu tiếng Anh (vì nó thông dụng) và trích câu bằng tiếng Đức, La-Hy, rồi đối chiếu với câu tiếng Việt như sau:

1. Tiếng Anh:
''Our Father who are in heaven'' là mệnh đề độc lập. Tuy nhiên,''who are in heaven'' còn được gọi là mệnh đề liên kết, làm bổ ngữcho ''Our Father'' (That is an independent clause. But ''who are in heaven'' is also a relative clause, modifying/modifier of ''Our Father''.)
Chữ ''Father'' được xác định bởi từ ''Our: của chúng con''. Vì thế, theo văn phạm, phải có dấu phẩy sau chữ ''Father''!Nhưng, ngược lại, sau chữ ấy, không có dấu phẩy vì lý do sau đây:
a. ''Father'' viết hoa là Thiên Chúa CHA trên trời, khác với cha ruột thịt, cha Abraham hay cha Satan. Đành rành như thế, nhưng không có dấu phẩy để nhấn mạnh thêm đó là Cha nào!!! Ví dụ khác: ''He is a friend of my brother who is a doctor.'' có nghĩa: Ông ta là bạn của anh tôi làm nghề bác sĩ; còn anh kia (hay các anh khác) thì ông ta không quen biết. Ngoài ra, nhờ không có dấu phẩy, mệnh đề ''who are in heaven''còn được gọi là mệnh đề định nghĩa (defining clause), khác với mệnh đề không định nghĩa (non-defining clause) có dấu phẩy trước nó!
b. Nếu thêm dấu phẩy sau chữ ''brother'' thì ý không được nhấn mạnh như trong câu vừa nêu. Cho nên, hầu hết các bản tiếng Anh không có dấu phẩy sau chữ FATHER! Do không có dấu phẩy sau chữ ''Our Father'', nhiều dịch giả mới dám diễn giải hay dịch như thế nầy:
Our heavenly Father hay Our Father in heaven! Chữ ''heavenly'' là tính từ (adjective); còn ''in heaven'' là ngữ tính từ (adjective phrase). Và''who are in heaven'' còn được gọi là mệnh đề tính từ (adjective clause). Như vậy, cả ba cách: tính từ, ngữ tính từ và mệnh đề tính từ đều có chung nhiệm vụ (function) là bổ nghĩa cho ''Our Father'' (modifying, modifiers of ''Our Father'').
2. Tiếng Đức:
Vater unser im Himmel: Người Đức không dịch thành ''Unser Vater'', mà ''Vater unser'' để cách thưa với Cha giống như trong tiếng La-tinh: Pater noster! Còn ''im Himmel'' cũng là ngữ tính từ, bổ ngữ (Attribut) cho ''Vater unser''. Nếu viết về Cha trên Trời, người Đức có thể dùng tính từ như sau: Unser himmlicher Vater. Người Pháp cũng viết: Notre Père céleste/aux cieux!
3. Tiếng La-Hy:
Trong Sách Giáo Lý và ở nơi khác, đương kim Giáo Hoàng không ghi dấu phẩy ở sau chữ ''Pater noster'' như sau: ''Pater noster qui es in caelis,''! Tiếng Hy-lạp: Πάτερ ἡμῶν  ἐν τοῖσ οὐρανοῖσ,...
4. Tiếng Việt:
Văn phạm của các tiếng vừa nêu đã giúp tôi tâm đắc cách dịch tuyệt vời của các Cụ Nhà Mình ngày xưa: ''Lạy Cha chúng con ở trên Trời.''!Các Cụ không dịch đại từ QUI thành ''ĐẤNG'', cũng chẳng dịch động từ ngôi thứ hai là ES thành ''NGỰ'' (regnas)! Lý do là các Cụ dùng nhóm từ Ở TRÊN TRỜI như là bổ ngữ của chữ CHA CHÚNG CON. Vả lại, Ở TRÊN là giới từ như TRÊN! Cho nên, có thể viết: Lạy Cha chúng con TRÊN Trời (không có chữ Ở) thì vẫn cùng một nghĩa!
E. Lời kết
Chữ TRỜI là từ cuối trong câu thưa với CHA (trên) Thiên Đàng. Đó là NƠI không nằm nơi nào trong Vũ Trụ do CHA dựng nên bằng LỜI là CON ở trong Ngài, cũng là Thiên Chúa! Thiên Chúa là Tác Giả của thời gian và không gian. Cho nên Ngài là Đấng phi thời gian và không gian!!!
* * *
Ghi chú:
* Kinh của Chúa: The Lord's Prayer; L'Oraison Dominicale; Das Gebet des Herrn.
Đức Quốc, 18.8.2011

theo http://daminhvn.net/tai-lieu
Mới hơn Cũ hơn