Giới thiệu

 
(Nằm trên địa bàn 4 xã: Trực Tuấn, Trực Thanh, Liêm Hải, Trung Đông; huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)


TÓM LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

          Nam Lạng cùng dải đất với An LãngTrung Lao và Bách Tích. Khoảng thế kỷ XVI dân từ các vùng lân cận tới Nam Lạng khai khẩn lập ấp. Năm 1670, khi các cha dòng Tên đem Tin Mừng đến với người dân Nam Lạng, nhiều người đã mau mắn đón nhận. Khi giáo hữu ngày một thêm đông, được sự giúp đỡ của bề trên, họ cùng nhau góp công của làm nhà thờ và giáo họ Nam Lạng được thành lập khoảng năm 1680, thuộc giáo xứ Trung Lao.

          Vì lợi ích giáo hữu và mục vụ cho số người ngày một đông, vào năm 1921 Đức Cha Munagorri Trung lấy một số giáo họ: Nam LạngLịch Đông… thành lập giáo xứ mới, lấy tên gọi là giáo xứ Nam Lạng.

Giáo xứ Nam Lạng ngày nay gồm các giáo họ:
  • Giao họ Lịch Đông, 1840
  • Giáo họ Văn Lãng Nội,1870
  • Giáo họ Ngọc Đông: đầu thế kỷ XX
  • Giáo họ Trại Giá, 1832
  • Giáo họ Văn Lãng Ngoại, 1845
  • Giáo họ Tân Long, 1990.
          Từ khi thành lập, giáo xứ có khoảng 1.800 giáo hữu và hiện tại có 1.520 nhân danh (2014). Giáo xứ nhận Đức Mẹ Dâng Con Vào Đền Thờ làm quan thầy. Nam Lạng là nguyên quán của 2 vị tôi tớ Chúa: thầy Đaminh Chiêu và ông Đaminh Tiết, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Bộ Phong Thánh hoàn tất.


CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

          Ngay từ những ngày đầu thành lập, được sự giúp đỡ của các nhà thừa sai dòng Tên, một ngôi nhà nguyện nhỏ đã được hình thành để có chỗ sinh hoạt và phụng tự. Năm 1909, cha Giuse Lê Đình Trang đã cùng giáo xứ xây dựng ngôi thánh đường mới rộng lớn và khang trang hơn với diện tích: chiều dài 46m, rộng 16m, cao 18m, theo kiến trúc Á Đông, đầy oai nghi tráng lệ, còn nguyên bản cho tới ngày nay.

          Ngoài Thánh đường còn có: Nhà trung tâm mục vụ: 7 gian chính và 7 gian phụ theo kiến trúc cổ; Nhà giáo lý, và một số công trình khác.

         Sau gần 400 năm đón nhận Tin mừng, với biết bao sóng gió, nhưng đời sống đạo của giáo xứ không ngừng được củng cố, thăng tiến và đi vào nề nếp là nhờ sự hy sinh, phục vụ, coi sóc của quý cha; sự cộng tác đắc lực của hội đồng mục vụ giáo xứ, các đoàn hội: Gia trưởng, Con Đức Mẹ, Mân Côi, Các bà mẹ Công giáo, Kèn đồng, Hội trống, Thiếu nhi Thánh Thể, Giáo lý viên, Huynh đoàn giáo dân Đaminh cùng nhiều đoàn hội và ban ngành khác.


QUÝ CHA COI SÓC GIÁO XỨ NAM LẠNG

Khi còn là giáo họ, Nam Lạng được các cha dòng Tên coi sóc. Qua việc cha Guelda Đông và cậu giúp lễ bị bắt tại Nam Lạng (khi chúa Trịnh Cương cấm đạo năm 1717), và thư mục vụ của Đức cha Jéronimo Hermosilla Liêm ngày 12/9/1824, cha Thạnh đã phục vụ giáo họ, tiếp đến là:
STT HỌ VÀ TÊN NĂM COI SÓC THỜI GIAN
1 Giuse Lê Đình Trang 1906 - 1927 11 năm
2 Phê rô Mai Thanh Toàn 1927 - 1930 3 năm
3 Michael Vũ Đình Nhã 1930 - 1933 3 năm
4 Gioan Vũ Đình Toán 1933 - 1935 2 năm
5 Đaminh Cao Văn Lương 1935 - 1937 2 năm
6 Vinh sơn Vũ Đình Tốn 1937 - 1940 3 năm
7 Phê rô Mai Xuân Ngoạng 1940 - 1942 2 năm
8 Gioan Kim Nguyễn Đức Hinh 1942 - 1945 3 năm
9 Toma Trần Quốc Phú 1945 - 1950 5 năm
10 Vinh sơn Mai Ngọc Liễn 1950 - 1952 2 năm
11 Đaminh Đinh Tiến Khoa 1952 - 1966 14 năm
12 Phê rô Phạm Văn Cử 1966 - 1987 21 năm
13 Giuse Lê Ngọc Hoàn 1987 - 1996 9 năm
14 Phạm Kiên Tiền 1996 - 1997 1 năm
15 Đaminh Ngô Văn Viễn 1997 - 2001 4 năm
16 Đaminh Nguyễn Văn Vàng 2001 - 2005 4 năm
17 Phê rô Vũ Ngô Quý 2005 - 2007 2 năm
18 Michael Phạm Văn Tương 2007 - 2012 5 năm
19 Phêrô Nguyễn Đức Long 2012 - 2015 4 năm
20 Đaminh Đoàn Văn Cát 2015 đến nay 5+ năm
21 ??? ??? ???


111 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

  Chuyện kể rằng: Quê hương Nam Lạng xưa là một vùng bãi biển bồi phù sa, nằm trong lưu vực của hai dòng sông lớn từ thượng lưu chảy về, phía Đông là dòng sông Hồng chảy suốt ra cửa biển Đông Nam chia cắt tỉnh Thái Bình và Nam Định còn phía Tây là dòng sông Đáy.

Có 2 cụ tên là Mát Lòng và Mi Ghê, quê làng Trà Lũ - Xuân Trường nơi có nghề làm chiếu cói họ đến định cư tại Nam Lạng qua đò Bích Câu ngày nay là cầu phà Lạc Quần. Hai người trở lại làng trà lũ mua cói thì được nghe các nhà truyền giáo giảng đạo Gia Tô. Hai cụ tổ được học biết về đạo và cùng về Nam Lạng lập ấp. Đến nay hai dòng tộc này vẫn còn tồn tại ở Nam Lạng - Trực Tuấn. Và ông trùm Đệ là cháu 7 đời của ông tổ Mi-ghê. Và những con sóng bập bềnh, những nhát cuốc đều đặn “hạt giống” đã âm thầm được gieo.

            Được phù sa bồi đắp tạo nên vùng đất màu mỡ, những cánh đồng lúa bội thu, đất lành đất tốt, hoa lợi tạo ra nhiều và mọi người từ khắp nơi tới định cư ngày một đông, cùng nhau cộng tác quai đê lấn biển làm nên làng xóm và đồng ruộng như ngày nay. Thế rồi xứ họ đạo được lập nên để hàng ngày dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn.

Tính đến nay giáo xứ Nam Lạng đã trải qua hơn 105 năm hành trình, dưới sự coi sóc của 19 linh mục và với biết bao thăng trầm luôn là một cái gì đó để cho ta nhìn nhận, cùng nhau suy nghĩ và cầu nguyện cho giáo xứ cho từng người chúng ta hằng lớn mạnh trong Đức Tin mà cha ông đã để lại.


LỊCH SỬ HƠN 100 NĂM GIÁO XỨ NAM LẠNG

Nói tới giáo xứ Nam Lạng, chắc bà con nơi đây không ai là không mang trong mình một sự biết ơn cao cả đối với người Cha chung – Cha cố Giuse Lê Đình Trang, người có công lớn nhất trong việc xây dựng ngôi nhà thờ uy nghi hiện nay.

Theo kể lại, cha cố Giuse Lê Đình Trang khi còn làm cha phó giáo xứ Trung Lao (1906), cha được tọa lạc tại họ Nam Lạng (nay là giáo xứ Nam Lạng và lúc bấy giờ là họ lẻ của giáo xứ Trung Lao), coi sóc trong khu vực, cha thấy giáo dân nơi đây đông đảo, nơi mục vụ lại chặt hẹp. Cha đã bàn với các vị lão thành và kêu gọi nhân dân ủng hộ để xây một ngôi Thánh Đường. Bằng tài năng, sức lực và trí tuệ của cha, sự giúp đỡ của các ân nhân, cha đã lập nên ban kiến thiết, và chính cha là Tổng đốc công.

Năm 1909, khi mọi công việc nền móng được ổn định, các cột, xà nhà thờ được dựng lên. Một câu chuyện được thuật lại như sau: “Hồi đó khi dựng nhà thờ, đã xảy ra một tai nạn nhỏ đó là cụ Ngũ Thập bị hoành rơi vào đầu, cha cố Giuse đã ban Bí Tích Sức Dầu cho cụ nhưng nhờ Ơn Chúa cụ đã tỉnh lại. Cụ nói: “Đức Mẹ bảo tôi 20 năm sau con mới lìa đời” và sự đã xảy ra đúng như vậy. Ngay sau đó nhà thờ giáo xứ đã nhận Mẹ Dâng Con Vào Đền Thờ làm Quan Thầy.

Nhà thờ xây dựng chưa xong thì cha cố Giuse Lê Đình Trang phải chuyển đổi sang coi sóc xứ Mùi, tỉnh Thái Bình (1911) theo bài sai của bề trên.

Năm 1912, cha Phê rô Mai Thanh Toàn về xứ, cha tiếp tục cho xây bức cuối và cho hoàn thiện nhà thờ.

Năm 1914, cha Phê rô Mai Thanh Toàn chuyển xứ mọi người lòng lưu luyến và biết ơn cha.

Năm 1915, Cha cố Giuse Lê Đình Trang một lần nữa được Đức Cha cho trở lại coi sóc họ Nam Lạng, Ngài lo thanh toán các khoản nợ lần trước đó còn lại.

Năm 1919, cha tiếp tục vận động xây Trung Tâm Mục Vụ giáo xứ.

Năm 1921, cha cho xây dựng bức tường đá ngăn trung tâm mục vụ giáo xứ với nhà thờ. Khi về mặt kiến thiết đã ổn Cha xin cùng Đức Cha tách khỏi giáo xứ Trung Lao lập xứ Nam Lạng. Trong đó có các họ lẻ là: Phú An, Ruyên Lãng, Trại Giá, Lịch Đông, Văn Lãng Nội, Văn Lãng Ngoại; bên cạnh đó kiến thiết 3 bộ tòa chính.

Năm 1930, Cha lại được sai đi với một đoàn chiên mới và Cha Michael Vũ Đình Nhã về nhận xứ. Ngài hết sức quan tâm cho đời sống đoàn chiên về phần rỗi linh hồn, Ngài thường xuyên ngồi tòa giải tội, thăm hỏi những người ốm đau bện tật, Cha còn chạc được 3 phô tượng lớn: Mẹ sầu bi Mẹ Quan Thầy, Chúa đóng đanh cùng tượng Cha Thánh Tước.

Năm 1932, Cha Michael Vũ Đình Nhã chuyển xứ.

Năm 1933, Cha Gioan Vũ Đình Toán về coi sóc giáo xứ. Ngài thiết lập các hội đoàn cầu nguyện và chăm lo phần rỗi các linh hồn. Ngài còn tổ chức xây cổng trong trung tâm mục vụ và cuối nhà thờ họ Văn Lãng Nội.

Năm 1935, cha Gioan Vũ Đình Toán nhận bài sai chuyển đổi đi coi sóc xứ khác.

Cùng năm 1935, Cha Đaminh Cao Văn Lương về xứ, Ngài chỉ chăm lo phần rỗi các linh hồn, ban các Bí Tích chăm sóc đoàn chiên.

Năm 1937, Cha Đaminh Cao Văn Lương đổi xứ, con dân Nam Lạng ngậm ngùi thương nhớ.

Cùng năm 1937, cha Vincente Vũ Đình Tôn về nhận xứ, con dân hết lòng cảm phục cha, Ngài yêu mến tất cả mọi người, một lòng muốn quy tụ mọi người về ngôi Thánh Đường để hàng ngày dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Cha cho xây dựng một cây tháp chuông để báo hiệu giờ kinh, giờ lễ.

Năm 1939, Cha Vincente Vũ Đình Tôn chuyển xứ.

Năm 1940, Cha Phê rô Mai Xuân Ngoạn được Đức Cha sai về nhận xứ. Trong thời gian này, Pháp, Nhật đang tranh nhau chiếm đóng Việt Nam. Về đời sống con dân giáo xứ vô cùng đói khổ, Cha cầu nguyện và củng cố đức tin, lo cho con dân có cơm ăn áo mặc, và ngài cho kiến thiết 2 cổng vào và tường rào cuối nhà thờ.

Năm 1942, Cha Phê rô Mai Xuân Ngoạn chuyển xứ. Cha Gioan Kim Nguyễn Đức Hinh về nhận xứ, dưới thời ban trùm là cụ Jos.Vũ Danh Vụ, cụ Dom.Vũ Văn Giác.

Cùng thời gian Nhật, Pháp đô hộ, trong vùng xảy ra nạn vỡ đê, mất mùa khiến dân chúng đói khổ, cộng thêm bị dịch tả đã cướp đi sinh mạng của 2/5 dân số trong vùng. Những người còn lại cũng tản mát đi khắp nơi để kiếm sống, làm vùng kinh tế mới. Lên tận vùng cực Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Cao Bằng,... lập cư sinh sống. Số còn lại sau khi trải qua kiếp nạn, dần ổn định cuộc sống vẫn trung kiên giữ vững đức tin.

Năm 1945, toàn dân và các nhà hảo tâm cộng tác cùng cha già cố đúc 3 quả chuông (hiện nay 2 quả chuông đang được sử dụng, quả còn lại được bảo quản cẩn thận) để hàng ngày vang lên tiếng kêu mời mọi người đến cầu nguyện và hiệp thông. Trong khi còn đang đúc chuông thì được tin cha già cố Hinh đổi xứ. Cùng năm đó, cha Toma Trần Quốc Phú về xứ, con dân hỉ hoan đón mừng người cha chung trẻ trung đang còn sung sức, tài năng. Cha cho nâng cấp khuôn viên Thánh Đường trong ngoài, đổi đất cho dân ở xen ra ngoài, khai hồ 2 bên để làm đẹp Thánh Đường, cùng tân tạo gian cung thánh nát đá hoa, tòa chính nâng lên cao, nền nhà thờ nát gạch vuông Thanh Hóa và đóng được một số ghế ngồi.

Năm 1949, giáo dân cộng tác với cha đang trên đà phát triển thì cha được Đức Cha gọi về làm cha chính xứ Bùi Chu.

Năm 1950, cha Giuse Đinh Tiên Khoa về coi sóc. Vì hoàn cảnh xã hội có nhiều xáo trộn nên việc kiến thiết trì trệ.

Năm 1952, phong trào cộng sản phát triển mạnh dành lại được chính quyền thì giặc Pháp và Bảo Hoàng tăng cường càn quét và bắn phá, bắn đại bác cả vào nhà thờ và đốt nhà dân một cách thảm khốc.

Năm 1954, Việt Nam buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, đình chiến và rút khỏi miền Bắc, hiệp thương tự do đi lại 2 miền, xã hội phức tạp nên một số cha trẻ và một số dân sự có ác cảm với xã hội bấy giờ, sợ oán thù, tù tội, bắn giết nên đã tìm cách di cư vào Nam. Kể từ đó con dân giáo xứ còn rất ít và không còn cha coi sóc, nhưng vẫn giữ đạo rất sốt sắng. Kết thúc khóa trùm cụ Cân và cụ Hiền.

Khi đất nước lúc này còn phân chia 2 miền: Miền Bắc thuộc về chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo, trực tiếp là chủ tịch Hồ Chí Minh, được pháp luật nhà nước bảo vệ quyền tự do tôn giáo mỗi người.

Năm 1952, Cha Vincente Mai Ngọc Liễn chủ trì bầu nên ban quản trị giáo xứ, trong đó thầy xứ Thành ở với cha Khoa còn lại coi sóc giáo xứ, thấy nhà thờ rột nát thầy bàn các các vị lão thành đảo ngói nhà thờ và hoàn thành vào năm 1956.

Tiền của đóng góp còn dư lại được dùng để vào áo xi măng cát cho nhà thờ và bao nền, công việc đang thuận lợi thì cuộc cải cách ruộng đất nhà nước hình thành, mọi việc đều bị cấm đoán và bị theo dõi, thầy xứ Thành bị bắt giáo dân lại thuộc quyền cha cố Liễn - Trung Lao và cha cố Hinh - Tương Nam coi sóc.

Thời gian này việc giữ đạo của bà con rất khó khăn, mỗi Chúa Nhật để tham dự Thánh Lễ bà con phải lên tận giáo xứ Trung lao, muộn thì lên giáo xứ Tương Nam, một năm chỉ được xin một lễ Quan Thầy hoặc tuần Chầu, các cha không được nghỉ đêm lại xứ, ai có nhu cầu về ban Bí Tích cuối đời phải khiêng lên Trung Lao chứ không được mời Linh mục về nhà. Bối cảnh những năm thập kỷ 60 & 70 là như vậy.

Năm 1957, cải cách ruộng đất nên tất cả công điền hay tư điền của dân đều phải tập trung lại về công hữu toàn dân và chia cho đầu người, trồng cấy với điều kiện nộp thuế cho nhà nước, để cổ phần ăn theo quy định của nhà nước, số còn lại phải bán nghĩa vụ cho nhà nước hết. Kết thúc khóa trùm cụ Soátcụ Liêng.

Năm 1960, khóa trùm đương nhiệm là cụ Tiêncụ Mẫn nhà nước bắt đầu vận động xây dựng hợp tác xã nông nghiệp theo chế độ nhà nước bao cấp, tất cả phải góp cổ phần, ruộng đất làm công điểm ăn chia theo đinh xuất chế độ của từng người

Năm 1961, nhà nước ra lệnh cho các nhà chùa, nhà thờ phải kê khai tài sản, đất đai để nhà nước nắm được. Về đời sống đạo của giáo xứ trong thời gian này dưới sự coi sóc của cha cố Cử tuy bị áp đặt nhưng đời sống đạo vẫn rất sốt sắng, các hội đoàn vẫn phát triển mạnh.

Năm 1986, cha Jos.Lê Ngọc Hoàn được trả tự do mục vụ, giáo xứ có lễ hàng tháng.

Năm 1990, dưới sự khích lệ của cha, tuy việc quyên góp bị cấm vận nhưng bà con vẫn quyên góp và mua được máy phát điện, đối với bà con lúc này mà nói đó là một điều vô cùng lớn lao, cùng năm này được sự giúp đỡ của một nhà hảo tâm giáo xứ đã sửa lại được cánh cửa xung quanh nhà thờ, vận động dân khai vét hồ hai bên, tân tạo lại và trồng cây hai bên nhà thờ. Vận động giáo dân góp của và công sức cộng tác cùng giáo dân họ Văn lãng ngoại xây dựng lại nhà thờ.

Khóa trùm ông Mân kết thúc, chuyển sang khóa trùm ông Hoàng Bìnhông Hiệu, và ông Vũ Bình, giáo xứ tiến hành thay một số hoành và đảo ngói nhà thờ, vào áo sửa sang trong ngoài nhà thờ, nát nền đá hoa nhà thờ và xây đài Thánh Giuse.

Năm 1996, Đức Cha bổ nhiệm cha Phạm Kiên Tiền về tọa lạc tại giáo xứ Nam Lạng coi sóc ba xứ Nam Lạng, Phú An và An Lãng. Nhưng vì một số lý do mà Đức Cha lại phải thuyên chuyển cha về Bùi Chu và phục vụ 3 xứ nói trên.

Năm 1997, được Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất ưu ái thương đến con dân Nam Lạng đã bổ nhiệm cha Đaminh Ngô Văn Viễn & thầy sáu Vincente Nhưng tọa lạc tại giáo phận coi sóc 2 xứ là Ngọc Tiên và Nam Lạng.

Cha vận động giáo dân quyên góp tiền của để xây dựng cơ sở vật chất, đóng ghế ngồi, tôn tạo trong ngoài nhà thờ thêm khang trang sạch đẹp, củng cố và tăng cường các đoàn hội như: Hội Bà Mẹ Công Giáo, Hội Kèn Đồng, Hội Con Đức Mẹ; Phong trào giáo lý được phát triển mạnh bằng chứng là giáo xứ Nam Lạng đã đạt giải nhất cuộc thi học hỏi giáo lý giáo phận năm …,

Vận động giáo dân góp thêm công sức và tiền của cộng tác cùng các giáo họ xây dựng lại nhà thờ như nhà thờ giáo họ Ngọc Đông, giáo họ Văn Lãng Nội cùng tôn tạo lại nhà thờ Trại Giá.

Những năm tháng đó cha Đaminh coi sóc hai xứ tuy cách xa nhau nhưng với lòng mến và tinh thần mục vụ cha không quản ngại thời tiết đảm bảo cho mỗi tuần 5 thánh lễ, lễ an táng ngoài, cần kẻ liệt cha tới ban Bí Tích Sức Dầu, động viên thăm hỏi, khi qua đời cha tới gia đình chia buồn, phúng viếng, dâng Thánh lễ cầu nguyện và cùng gia đình đưa người quá cố tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Người ta sẽ còn nhớ mãi ơn cha khi Ngài đã giúp đỡ cho hơn 30 gia đình nghèo có con đang đi học không kể lương giáo được nhận học bổng từ quỹ khuyến học Dòng Sông Mê Công do người Pháp tài trợ để có điều kiện học tập tốt hơn. Đến nay quỹ học bổng này vẫn hoạt động bình thường.

 Năm 2001, Đức Cha bổ nhiệm cha Đaminh Nguyễn Văn Vàng tọa lạc tại giáo xứ Tương Nam coi sóc 3 xứ là Tương Nam, Nam Lạng và Hưng Nhượng. Cha rất hiền lành, khiêm tốn, chăm lo cầu nguyện và dâng lễ ban các Bí Tích. Cộng tác cùng ban trùm bấy giờ là ông Hiệuông Hợpông Nghĩa, ông Bình sơn thiếp lại được gian cung thánh và toà cạnh rất đẹp và lộng lẫy. Cha còn cộng tác với ban trùm ông Cai, ông Sỹ và ông Lịch xin phép Đức Cha giáo phận và chính quyền để đón cát táng thi hài cha già cố Giuse Lê Đình Trang về nằm tại nơi Thánh Đường mà cha đã dày công xây dựng tại xứ Nam Lạng.

Năm 2005, Đức Cha bổ nhiệm cha Phê-rô Vũ Ngô Quý tạo lạc tại An Lãng coi sóc xứ An Lãng và Nam Lạng. Cha hướng dẫn đoàn chiên Nam Lạng đời sống cầu nguyện, cộng tác cùng ban trùm cho khởi công xây dựng nhà thờ họ Tân Long và tài trợ toàn bộ cửa xung quanh nhà thờ.

Ngày 24/07/2007, con dân Nam Lạng được 2 Đức Cha ưu ái bổ nhiệm cha Michael Phạm Văn Tương về tọa lạc tại giáo xứ Nam Lạng. Sau bao nhiêu năm tháng mong mỏi giáo xứ Nam Lạng đã có cha xứ sở tại, vui mừng lại thêm thán phục người cha chung trẻ tuổi lại tài đức nên giáo dân rất mến yêu.

Không phụ lòng kỳ vọng của mọi người, cha đã đề xuất xây dựng lại nhà giáo lý. Kẻ ít người nhiều cùng chung tay chia sẻ với cha xứ xây lên ngôi nhà giáo lý 2 tầng thật khang trang, làm sân bóng để các bạn trẻ có chỗ để vui chơi giải trí vừa tạo cơ hội gần gũi giáo dục các bạn trẻ. Cha tổ chức mừng công nhà thờ Tân Long đang xây dựng và cắt băng khánh thành nhà thờ Trại Giá.

Ngày 21/11/2008, dưới sự chỉ đọa của cha xứ tiến hành đào móng xây 2 bờ hồ 2 bên nhà thờ và hồ nhà xứ.

Cuối năm 2008, Cha làm thủ xin Đức Cha giáo phận đệ đơn xin Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng ban đặc ân trong năm 2009 hồng phúc - kỷ niệm 100 năm xây dựng ngôi Thánh Đường giáo xứ Nam Lạng. Để đoàn con Nam Lạng từ khắp nơi quy tụ về đây chiêm ngưỡng và tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ và cầu nguyện cho quê hương mình.

Ngày 06/01/2009 khi công việc còn đang bộn bề cha tổ chức họp để triển khai tổ chức Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng ngôi thánh đường giáo xứ Nam Lạng theo thời gian quy định của Tòa Thánh và bế mạc vào 03/05/2009 dưới sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 đã ký.

Ngày 11/01/2009, Thánh Lễ mãn nhiệm Ban trùm ông Caiông Sỹ và ông Lịch đồng thời bầu ban trùm mới gồm các ông bà: ông Phán trùm tránh chịu trách nhiệm bao quát chung, ông Hàn trùm phó đối ngoại kiêm thư ký, bà Liên trùm phó đối nội, bà Phúc trùm phó kiêm thủ quỹ.

Ngày 01/02/2009, đêm ca nhạc kịch mừng Bách Chu Niên diễn ra tốt đẹp và Thánh Lễ chính tiệc ngày hôm sau diễn ra một cách sốt sắng với sự hiện diện của Cha Chính Giáo Phận.

Với khả năng ăn nói, ngoại giao tài tình và hơn hết mà cha được lòng mọi người không kể lương giáo. Cha là người năng động lại có tài tổ chức Cha đã mang đến Nam Lạng một tinh thần mới và một sức sống tươi trẻ hơn.

Ngày 19.04. 2012, theo như cầu mục vụ của giáo phận Đức Cha thuyên chuyển các cha trẻ khỏe về các xứ đông dân để đảm bảo tinh thần phục vụ nên Đức Cha đã thuyên chuyển cha Mic.Phạm Văn Tương sang coi sóc xứ Phạm Pháo cùng với đó cha Pet.Nguyễn Đức Long về coi sóc xứ Nam Lạng. Mọi hoạt động giáo xứ diễn ra vẫn bình thường.

Ngày 09/12/2012 cha xứ chủ trì cho bầu ban trùm mới gồm các ông: Jos.Vũ Văn Chiến (trùm tránh), Jos.Vũ Văn Thiện (Thư ký), Jos.Trần Văn Đăng (trùm đối ngoại), Jos.Trần Văn Doanh (trùm đối nội), Jos.Vũ Văn Kinh (Thủ quỹ).
Theo ký sự viết tay - Cụ Giuse Vũ Đình Thục
Tổng hợp nội dung: Jos. Nguyễn Nhật Minh
Trình bày và video: Giuse Nguyễn Văn Vịnh
full-width